Bệnh tiêu chảy có cấp tính và mạn tính. Nguyên nhân gây tiêu chảy có nhiều. Bệnh cấp tính phần lớn do nhiễm khuẩn đường ruột, ngộ độc thức ăn hoặc kết mạc ruột quá nhạy cảm gây ra.
Tiêu chảy mạn tính hoặc do bệnh cấp tính phát triển thành hoặc do dịch toan dạ dày bị thiếu, quá ít, do nhiễm vi rút đường ruột, do có khối uống trong ruột, do hấp thụ kém bởi các bệnh khác, do dùng thuốc hoặc do chức năng thần kinh bị rối loạn bởi các loại bệnh v.v… gây ra biểu hiện lâm sàng của bệnh đại tiện nhiều lần, phân loãng, có máu hoặc dịch nhầy, mùi thối khẳn, còn có thể kèm theo sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và táo bón xen kẽ nhau, món rặn mà khó ra, sôi bụng, ấn đau, nổi uống cục v.v…
Lưu ý: Người bị tiêu chảy nếu không điều trị dứt điểm sẽ có nguy cơ bị bệnh trĩ hoặc sa trực tràng.
1. Người bị tiêu chảy cần ăn uống những gì?
Nguyên tắc ăn uống của bệnh nhân là: thức ăn có thể bổ sung dinh dưỡng bị mất và giảm bớt sự kích thích cơ học và hóa học đối với đường ruột. Nên ăn các món ăn nhẹ, dưỡng ẩm, lợi khí. Căn cứ nguyên nhân và đặc điểm của bệnh cấp tính và mạn tính, có thể lựa chọn theo từng loại như sau.
Người bị tiêu chảy cấp tính cần nhịn ăn, để đường ruột hoàn toàn nghỉ ngơi. Đến khi bệnh bắt đầu đỡ, ăn tăng dần các món ăn loãng. Có thể chọn uống nước cháo, nước chè. Khi số lần đi ngoài đã giảm, có thể ăn các món loãng hoặc nhão nát như canh trứng, cháo gạo, mì nước, nước rau, nước quả, bánh nướng, bánh bao mềm, rồi ăn dần các món thông thường khác. Ăn uống như vậy sẽ từng bước phục hồi chức năng của dạ dày và ruột, bổ sung dinh dưỡng nhất định cho cơ thể: cần ăn ít một thành nhiều bữa, mỗi ngày 6-7 lần.
Món ăn dành cho người mắc bệnh tiêu chảy |
- Tầm bổ với vịt ba món.
- Những thực phẩm giúp tăng đề kháng cơ thể
- Những món ăn giúp chữa bệnh mạch vành
Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân tiêu chảy mạn tính là: thức ăn có nhiệt lượng cao, giàu prôtêin và vitamin, ít lipit, là những món ít bã dễ tiêu hóa, không gây kích thích.
Do đó người bệnh nên chọn ăn cháo gạo, mì nước, bánh cuốn, bánh nướng, ăn sữa bò với số lượng ít, thịt nạc, gan, bầu dục, thịt gà, cá, đậu phụ, canh thịt lọc hết mỡ, ruốc thịt, táo nghiền, khoai tây nghiền, lá rau non. Phương thức nấu nướng chủ yếu là: hầm, luộc, om, nhúng, hấp.
Thực phẩm cần được băm, thái nhỏ, nấu nhừ để bổ sung đủ năng lượng, prôtêin,vitamin, lại giảm được kích thích cơ học và hóa học đối với đường ruột, giúp phục hồi sức khỏe.
Ngoài các thức ăn nhiều mỡ ra, những món dùng dầu mỡ chế biến cũng cần dùng ít để dạ dày và ruột đỡ phải làm việc nhiều và tránh làm nhuận tràng, gây tiêu chảy nặng hơn.
Người bệnh cũng nên ăn ít một thành nhiều bữa. Ngoài ra cần chú ý điều chỉnh tâm trạng tinh thần, giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ để giảm bớt nhân tố gây tiêu chảy.
2. Người bệnh tiêu chảy không nên ăn uống những gì?
Không ăn rau sống, rau chân vịt, rau cần, rau hẹ, giá đậu và những món nhiều xenluylô, nhiều bã. Vì xenluylô khó tiêu, kích thích cơ học đối với dạ dày, ruột.
Ăn thức ăn thô, nhiều bã làm tăng lượng phân, sau khi hấp thụ nước bị trương ra, làm ruột co bóp gây tiêu chảy nhiều hơn.
Không nên ăn củ cải, hành, đậu tương, bí đỏ, củ từ, hành sống, tỏi sống là những thực phẩm và gia vị sinh hơi, có tính kích thích.
Những món sinh hơi và có tính kích thích đều làm cho ruột tăng cường co bóp, tiêu chảy sẽ trầm trọng thêm.
Không ăn thịt mỡ, canh nhiều dầu mỡ, các món hải sản tanh, gây khó tiêu và tăng thêm gánh nặng cho đường ruột.
Ngoài ra cần kiêng rượu, thuốc lá để tránh kích thích đường ruột.
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét